Những vấn đề cơ bản về tai nghe bluetooth - tai nghe không dây
Bluetooth hiện nay là công nghệ giao tiếp không đây phổ biến nhất trên các thiết bị di động và có lẽ bạn cũng đã ít nhất một lần truyền và nhận dữ liệu hay nghe nhạc qua Bluetooth. Hãy cùng tìm hiểu một vài điểm chính của công nghệ này
Sự ra đời của thiết bị - sóng bluetooth
Gần 1.000 năm sau cái chết của vua Harald Bluetooth, vị vua người Thụy Điển đã thống nhất được các vùng đất tại bán đảo Scandinavia để quy về một mối dưới triều đại Viking vào thế kỷ thứ 10, hãng công nghệ Thụy Điển - Ericsson, đã nảy ra cái tên Bluetooth cho công nghệ không dây mà họ đang phát triển với mong muốn là công nghệ này có thể thực thi sứ mệnh ‘chuẩn hóa’ và thống nhất các kết nối không dây giữa những nhà sản xuất thiết bị cầm tay. Logo Bluetooth là sự kết hợp của 2 ký tự Rune cổ:( Hagall) và ( Bjarkan) tương đương với hai ký tự H và B trong chữ cái la tinh là sự viết tắt của Harald Bluetooth.
Sau đó Bluetooth được liên minh là Bluetooh SIG với các thành viên chính là những hãng sản xuất phần cứng lớn nhất thời bấy giờ như Nokia, Ericsson, Intel, IBM, Toshiba....‘chuẩn hóa’ và công bố phiên bản đầu tiên vào năm 1998
Cơ chế hoạt động của tai nghe bluetooth
Tai nghe bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHZ. Bluetooth được thiết kế hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, nó sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự liên tục.
Về tầm phủ sóng, Bluetooth có 3 class: class 1 có công suất 100mw có công suất 2,5mw, tầm phủ sóng khoảng 10m, và class 3 là 1mw với tầm phủ sóng khoảng 5m
Bản thân bên trong tai nghe Bluetooth hiện nay là tập hợp nhiều giao thức hoạt động khác nhau. ví dụ, A2DP( Advanced Audio Distribution Profile ) là cơ chế truyền dẫn âm thanh strereo qua sóng bluetooth tới các tai nghe, loa, FTP ( File Transfer Protocol ) là cơ chế chuyển đổi dữ liệu qua kết nối Bluetooth giữa các thiết bị ( hay còn gọi là File Transfer services) hay OBEX, được phát triển bởi chính nhà mạng Verizon, cho phép xóa dữ liệu thông qua Bluetooth.

Các phiên bản của chuẩn tai nghe không dây bluetooth
- Phiên bản 1.0 và 1.0B có tốc độ 1Mbps ( thực tế chỉ khoảng 700kbps ) nhưng gặp nhiều vấn đề về tương thích giữa các sản phẫm khác nhà sản xuất
- Bluetooth 1.1là phiên bản sửa lỗi của 1.0 nhưng tốc độ cũng tương tự
- Bluetooth 1.2 đây là cơ chế bắt đầu có nhiều cải tiến , thời gian dò tìm và kết nối nhanh hơn : tốc độ truyền thực tế cũng cao hơn721 kbps so với 700 của chuẩn 1.1
- Bluetooth 2.0 +ERD ra đời 7/2007 là thế hệ nâng cấp mạnh mẽ của phiên bản 2.0. Thế hệ này ổn định hơn chia sẻ nhanh hơn, kết nối nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng sử dụng hơn. Phiên bản 2.1 +ERD còn có thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ giúp kết nối hang loạt các máy tính và thiết bị trong một phạm vi một vùng nhỏ hay một phân khu nhỏ qua ứng dụng kết nối Bluetooth.
- Bluetooth 3.0 + HS ( High Speed) ra đời vào 21/4/2009 với tốc độ lý thuyết lên đến 24 Mbps do them tính năng của chuẩn 802.11 (Wi-Fi) đối với những thiết bị Bluetooth 3.0 nhưng không có+ HS sẽ không đạt được tốc độ trên.Tuy tốc đọ cao nhưng Bluetooth vẫn chũ yếu hỗ trợ các nhu cầu như chia sẽ File nhanh, kết nối với loa, tai nghe bluetooth không dây… chứ không dung kết nối qua Interner như Wi-Fi. Tuy nhiên, dự kiến chuẩn mới 3.0 này sẽ là thế hệ chuẩn kết nối nâng Bluetooth lên tầm cao hơn ,giúp thiết bị tương tác tốt hơn, tăng cường năng lực kết nối giữa các thiết bị cá nhân với nhau, tiết kiệm pin và năng lượng, song vẫn đạt mức kết nối tốt nhất có thể.
- Phiên bản Bluetooth 4.0 mới nhất : Ngày 30/6/2010 Bluetooth Sig đã đưa ra Bluetooth phiên bản 4.0 là sự kết hợp của "classis Bluetooth” ( Bluetooth 2.1 và 3.0 ), " Bluetooth high speed” ( Bluetooth 3.0+ HS) và " Bluetooth low energy - Bluetooth năng lượng thấp” ( Bluetoothsmart ready / Bluetooth smart). " Bluetooth low energy” là một phần của Bluetooth 4.0 với một giao thức ngăn xếphoàn toàn mới để những kết nối đơn giản được thực hiện nhanh chóng .Nó là một sự chuyển đổi những giao thức tiêu chuẩn của Bluetooth 1.0 vào 4.0 nhằm phục vụ cho những ứng dụng năng lượng cực thấp.
Bluetooth smart chỉ hoạt động ở chế độ đơn tần ( single radio) hướng đến khả năng phát tín hiệu cho các thiết bị trong lĩnh vực y tế ( đo nhịp tim…) thông qua một cảm biến tích hợp, các thông tin thu được chỉ có thể được gửi qua thiết bị có Bluetooth Smart Ready. Các thiết bị Bluetooth smart sẽ không có tốc độ cao như 3.0 nhưng bù lại chúng tiêu thụ năng lượng rất thấp, pin của chúng thậm chí chỉ hoạt đông trong vài năm.
Trong khi đó, phiên bản Bluetooth smart ready hoạt động ở hai dãy tín hiệu (dual radio) lại hội đủ các điều kiện trên và hoàn toàn tương thích ngược với 3.0.Thiết bị Bluetooth Smatr Ready có thể vừa kết nối với các headphone Bluetooth thông thường vừa có khả năng nhận dữ liệu truyền tải từ các thiết bị Bluetooth smart.Các thiết bị chuẩn Bluetooth smart ready gồm điện thoại, máy tính bảng, tivi và PC và đã được triển khai trên iphone 4s, Mac Mini, Macbook Air.
Mỗi chuẩn thiết bị khác nhau đều có sự tương thích khác nhau. Với thiết bị gắn nhãn Bluetooth Smart Ready nó có thể dùng cho các thiết bị thuộc nhãn Bluetooth Smart Ready,Bluetooth smart và Bluetooth.Trong khi đó Bluetooth chỉ tương thích với Bluetooth, Bluetooth Smart ready và nhãn Bluetooth Smart chỉ có thể tương thích với BluetoothSmart Ready mà thôi.

Tìm hiểu về công nghệ Bluetooth
Ngày nay, rất nhiều thiết bị được kết hợp chặt chẽ với công nghệ Bluetooth để cho phép truyền thông không dây với các thiết bị Bluetooth khác. Trước khi sử dụng Bluetooth, chúng ta nên tìm hiểu xem công nghệ này là gì và những rủi ro về bảo mật có thể xảy ra với nó, cũng như các biện pháp để tránh hay bảo vệ bạn khỏi các rủi ro này.
Bluetooth là một công nghệ cho phép truyền thông giữa các thiết bị với nhau mà không cần cáp và dây dẫn. Nó là một chuẩn điện tử, điều đó có nghĩa là các hãng sản xuất muốn có đặc tính này trong sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu cầu của chuẩn này đối cho sản phẩm của mình. Những chỉ tiêu kỹ thuật này bảo đảm cho các thiết bị có thể nhận ra và tương tác với nhau khi sử dụng công nghệ Bluetooth.
Ngày nay phần lớn các nhà máy đều sản xuất các thiết bị có sử dụng công nghệ Bluetooth. Các thiết bị này gồm có điện thoại di động, máy tính và thiết bị hỗ trợ cá nhân (Personal Digital Assistant - PDA). Tai nghe Bluetooth là một công nghệ dựa trên tần số vô tuyến và bất cứ một thiết bị nào có tích hợp bên trong công nghệ này đều có thể truyền thông với các thiết bị khác với một khoảng cách nhất định về cự li để đảm bảo công suất cho việc phát và nhận sóng. Công nghệ này thường được sử dụng để truyền thông giữa hai loại thiết bị khác nhau. Ví dụ: Bạn có thể hoạt động trên máy tính với một bàn phím không dây, sử dụng bộ tai nghe không dây để nói chuyện trên điện thoại di động của bạn hoặc bổ sung thêm một cuộc hẹn vào lịch biểu PDA của một người bạn từ PDA của bạn.
Vậy vấn đề bảo mật liên quan đến công nghệ này là gì ?
Phụ thuộc vào cách nó được cấu hình. Công nghệ Bluetooth có thể khá an toàn. Bạn có thể thấy được nhiều ưu điểm của nó trong việc sử dụng xác nhận key và mã hóa. Nhưng tuy nhiên, nhiều thiết bị Bluetooth có số lượng ngắn các chữ số sử dụng trong mã PIN và điều này có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị này.
Nếu ai đó có thể "phát hiện ra" thiết bị Bluetooth của bạn, thì người này hoàn toàn có khả năng gửi các tin nhắn không yêu cầu đến và lạm dụng dịch vụ Bluetooth của bạn, điều đó có thể gây ra nhiều vấn đề rắc rối. Điều tồi tệ hơn cả là một kẻ lạ mặt có thể tìm được cách để xâm nhập hay sửa đổi dữ liệu của bạn. Một ví dụ về loại hình tấn công kiểu này: một kẻ tấn công có thể sử dụng kết nối Bluetooth để cuỗm đi thông tin quan trọng từ thiết bị của bạn. Các virus hoặc các mã nguy hiểm khác cũng có thể lợi dụng công nghệ này để làm hại thiết bị. Nếu đã bị xâm nhập, dữ liệu của bạn có thể sẽ bị sửa đổi, làm tổn hại hay bị đánh cắp hoặc mất. Bạn nên biết rõ về người mà bạn gửi thông tin đến trên một kết nối Bluetooth không tin tưởng.
Vậy làm thế nào để bảo vệ qua thiết bị bluetooth ?
Vô hiệu hóa Bluetooth khi không sử dụng chúng - Trừ khi bạn kích hoạt việc truyền tải thông tin từ thiết bị này đến một thiết bị khác, nếu không bạn nên vô hiệu hóa công nghệ này để tránh những người không hợp lệ có thể xâm nhập.
Sử dụng Bluetooth trong chế độ ẩn - Khi kích hoạt Bluetooth, hãy đặt nó trong trang thái ẩn "không thể phát hiện". Chế độ ẩn nhằm ngăn chặn các thiết bị Bluetooth khác nhận ra thiết bị của bạn. Điều này không ngăn cản bạn kết nối đến các thiết bị Bluetooth khác. Thậm chí cả hai thiết bị cũng có thể nhận ra nhau để kết nối nếu chúng cùng trong chế độ ẩn. Các thiết bị như điện thoại di động và tai nghe không dây cần phải đặt trong chế độ "không phát hiện" kết nối ban đầu thì chúng luôn nhận ra thiết bị kia mà không cần tìm kiếm lại kết nối nữa cho lần tiếp theo.
Cẩn thận với những nơi bạn sử dụng Bluetooth - Bạn cần phải quan tâm đến môi trường khi ghép đôi thiết bị của bạn hoặc hoạt động trong chế độ có thể phát hiện. Lấy một ví dụ cụ thể: Nếu bạn đang trong một địa điểm công cộng "hot spot", chắc chắn sẽ có nhiều rủi ro về trường hợp có ai đó chặn kết nối của bạn hơn là bạn kết nối trong nhà hoặc trong xe ô tô.
Đánh giá các thiết lập bảo mật của bạn - Hầu hết các thiết bị đều có nhiều đặc tính giúp bạn trang bị cần thiết cho bản thân. Tuy vậy, việc kích hoạt một số tính năng cụ thể có thể mang lại cho bạn nhiều nguy cơ bị tấn công. Vì vậy, vô hiệu hóa bất kỳ tính năng hoặc các kết nối không cần thiết nào có thể. Kiểm tra các thiết lập, thiết lập bảo mật đặc biệt và lựa chọn các tùy chọn cần thiết đối với bạn mà không gây ra mức rủi ro cao cho bạn. Phải bảo đảm rằng tất cả các kết nối Bluetooth của bạn đều được cấu hình với yêu cầu cần thiết về bảo mật.
Khai thác triệt để các tùy chọn bảo mật - Tìm hiểu kỹ về các tùy chọn bảo mật mà thiết bị Bluetooth của bạn có thể cung cấp, từ đó khai thác triệt để những tính năng tác dụng của chúng như sự mã hóa và thẩm định.